Các bệnh lý tai mũi họng thường gặp ở trẻ em và người lớn

Do cấu tạo giải phẫu của Tai – Mũi – Họng là các hốc tự nhiên thông với nhau và thông với bên ngoài, do đó bệnh tai mũi họng mà bệnh còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể. Khi bị viêm họng sẽ gây nên viêm mũi, viêm thanh, viêm tai vì Tai – mũi – họng thông với nhau; viêm họng – mũi lại thường là nguyên nhân gây viêm xoang. Sau đây là 7 bệnh tai mũi họng thường gặp nhất ở trẻ em và người lớn.

1. Viêm tai giữa

Viêm tai giữa thường được gây ra bởi nhiễm các tác nhân gây bệnh do virus, vi khuẩn hay nấm. Vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất là Streptococcus pneumoniae. Những trường hợp khác bao gồm Pseudomonas aeruginosa, Haemophilus influenzae và Moraxella catarrhalis. Trong số các thanh thiếu niên lớn tuổi hơn và người lớn trẻ tuổi, nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh nhiễm trùng tai là Haemophilus influenzae.

Các loại virus như virus hợp bào hô hấp (RSV) và những loại gây ra cảm lạnh thông thường cũng có thể dẫn đến viêm tai giữa bằng cách làm tổn hại đến hệ thống phòng thủ bình thường của các tế bào biểu mô đường hô hấp trên.

Viêm tai giữa thường xảy ra ở trẻ em vì vòi nhĩ ngắn, hẹp, và hơi nằm ngang so với người lớn. Vòi nhĩ (Eustachian tube) nối liền tai giữa với vòm họng, nó giúp dẫn lưu dịch tiết trong hòm nhĩ về họng. Nếu vòi nhĩ bị tắc, dịch nhầy bị ứ đọng trong tai giữa và gây nên viêm tai giữa. Do viêm tai giữa cấp không được điều trị và theo dõi tốt sẽ trở thành Viêm tai giữa mạn tính, Viêm tai xương chũm mạn tính. Viêm tai giữa sau các bệnh nhiễm trùng lây: như cúm, sởi. Viêm tai giữa do chấn thương áp lực,…

2. Viêm họng

Viêm họng ở trẻ em phổ biến hơn do sức đề kháng của trẻ còn yếu, khả năng chống lại tác nhân gây bệnh chưa cao

Viêm niêm mạc ở họng, người lớn sẽ có các triệu chứng như viêm đỏ niêm mạc họng màn hầu, trụ trước, trụ sau amidan, thành sau họng. Có thể có giả mạc ở họng và amidan, đau rát họng, khát nước, đau mình mẩy. Hạch viêm vùng góc hàm, sốt, ớn lạnh, nhức đầu.

So với người lớn, viêm họng ở trẻ em phổ biến hơn do sức đề kháng của trẻ còn yếu, khả năng chống lại tác nhân gây bệnh chưa cao. Viêm họng thường gặp ở trẻ bao gồm:

  • Viêm họng cấp tính: Tình trạng bệnh được cải thiện sau vài ngày và bắt đầu thuyên giảm rõ rệt sau 7-10 ngày.
  • Viêm họng mãn tính (Viêm họng hạt, Viêm họng mủ): Bệnh kéo dài không khỏi, có xu hướng tái phát nhiều lần
  • Viêm họng cấp là viêm toàn bộ lớp niêm mạc phủ bề mặt của họng. Ở cả người lớn lẫn trẻ em, nguyên nhân của viêm họng cấp thường là virus hoặc vi khuẩn.Viêm họng cấp thường tự hết sau 5-7 ngày ở người lớn và trẻ lớn, 1-2 tuần với trẻ nhỏ mà hiếm khi để lại biến chứng. Virus có thể là nguyên nhân gây ra viêm họng cấp hoặc viêm hô hấp trên, chẳng hạn như bệnh cảm lạnh thông thường, viêm họng gây ra bởi virus thì không cần điều trị bằng kháng sinh, bệnh sẽ tự khỏi, chỉ cần một vài điều trị hỗ trợ như: nghỉ ngơi, súc họng, giảm sốt, giảm đau.
  • Viêm họng mạn tính là viêm lan tỏa ở họng, rất hay gặp và thường phối hợp với các bệnh viêm mũi, viêm xoang mạn tính hay đôi khi với viêm thanh, khí phế quản mạn tính.

3. Viêm mũi xoang

Viêm mũi xoang (VMX) là tình trạng viêm niêm mạc mũi và các xoang cạnh mũi, gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm khuẩn, vius, dị ứng, nấm, … bệnh thường hay gặp ở trẻ em dưới 6 tuổi. Tùy theo thời gian diễn biến của bệnh, viêm mũi xoang được chia làm ba thể:

  • Viêm mũi xoang cấp tính kéo dài dưới 4 tuần
  • Viêm mũi xoang bán cấp kéo dài từ 4 – 8 tuần
  • Viêm mũi xoang mạn tính kéo dài ít nhất từ 8 – 12 tuần bất chấp việc điều trị

Viêm mũi xoang trẻ em thường hay gặp ở các cháu dưới 6 tuổi, bị viêm mũi dị ứng, viêm VA, viêm amidan. Bệnh thường khởi đầu ở các cháu gầy yếu, suy dinh dưỡng, hay sốt vặt, có cơ địa dị ứng, thường mắc bệnh viêm đường hô hấp trên, điều trị không khỏi dẫn đến viêm mũi xoang.

Còn ở người lớn hay mắc viêm mũi xoang mạn tính là viêm niêm mạc mũi xoang với các triệu chứng: Đau nhức âm ỉ vùng mặt, ngạt mũi, giảm ngửi, ho, khịt khạc đờm, soi mũi thấy khe giữa, đôi khi cả khe trên có mủ. Người bệnh có thể bị sốt, kém tập trung, người mệt mỏi. Các triệu chứng này kéo dài trên 12 tuần.

Viêm mũi xoang là tình trạng viêm niêm mạc mũi và các xoang cạnh mũi, thường hay gặp ở trẻ em dưới 6 tuổi

4. Hội chứng ngưng thở khi ngủ (sleep apnea)

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một bệnh lý thường gặp hiện nay, có khả năng gây nguy hiểm và cả những biến chứng tử vong. Tuy nhiên, hội chứng này lại thường không được chẩn đoán, hầu hết bệnh nhân đều không biết mình đang bệnh vì hiện tượng ngưng thở chỉ xảy ra trong lúc ngủ.

Hầu hết bệnh nhân của hội chứng ngưng thở khi ngủ đi khám bệnh vì các triệu chứng thông thường như nhức đầu, mệt mỏi… Nếu các bác sĩ nếu không phải là những chuyên gia về giấc ngủ, thường ít nghĩ đến và không phát hiện được. Khi trẻ bị bệnh, các triệu chứng thường gặp nhất là khò khè, ngáy to, có cơn ngưng thở, bứt rứt, bồn chồn, thức giấc thường xuyên trong giấc ngủ. Một số trẻ có triệu chứng ác mộng hoặc đái dầm. Ban ngày trẻ thường có triệu chứng buồn ngủ, tăng hoạt động quá mức. Trẻ thường hay có bệnh lý đi kèm như béo phì hoặc chậm lớn suy dinh dưỡng.

5. Viêm amidan

Amidan là nơi dễ viêm ở trẻ em. Nếu không điều trị sớm sẽ gây biến chứng tại chỗ như áp xe quanh amidan hay biến chứng xa như thấp tim, viêm cầu thận cấp, thấp khớp cấp, hoặc biến chứng toàn thân như nhiễm trùng huyết. Bệnh dễ phát hiện và dễ điều trị.

Biểu hiện lâm sàng thường sốt cao, nuốt đau, nuốt đau nhói lên tai, ăn uống khó khăn.

6. Rối loạn giọng nói

Rối loạn giọng nói là chứng bệnh khó phát ra âm thanh. Một vài thuật ngữ khác có thể mô tả sự thay đổi giọng nói như: Giọng thì thào, giọng thô ráp, giọng khàn đặc, giọng yếu ớt, giọng đứt hơi.

Khàn tiếng là triệu chứng biểu hiện sự suy yếu hay rối loạn giọng nói. Bất kỳ người bệnh bị khàn tiếng kéo dài hơn 3 tuần cần phải nội soi thanh quản tìm nguyên nhân để phát hiện các tổn thương dây thanh.

7. Viêm mũi xoang dị ứng

Viêm mũi xoang dị ứng là tình trạng viêm niêm mạc mũi-xoang biểu hiện bằng các triệu chứng hắt hơi, ngạt, ngứa và chảy mũi, qua trung gian kháng thể và xảy ra do tiếp xúc với dị nguyên trong không khí, viêm mũi xoang dị ứng có hai loại:

  • Viêm mũi xoang dị ứng theo mùa: Chủ yếu là do phấn hoa và bào tử
  • Viêm mũi xoang dị ứng quanh năm: Thường gặp do bụi nhà

Bệnh tai mũi họng là khởi đầu của nhiều bệnh, nhiều người cho rằng bệnh tai mũi họng ở trẻ em và bệnh tai mũi họng ở người lớn là những bệnh bình thường và đôi khi còn chủ quan, không cần thuốc điều trị cũng tự khỏi nhưng ít ai biết rằng bệnh tai mũi họng là khởi đầu cho rất nhiều bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe.

  • Những yếu tố gây bệnh thông thường do thời tiết thất thường, môi trường ô nhiễm khói bụi, là yếu tố chính gây ra bệnh.
  • Sử dụng tai nghe với âm lượng lớn, nhiều người đi khám tai bị chấn thương do nghe âm lượng tần số quá cao, không điều trị có thể gây điếc hoặc bị giảm thính lực.
  • Hút thuốc, uống rượu quá nhiều, thuốc lá là tác nhân dễ gây ung thư vòm họng, rượu nồng độ quá cao, không đảm bảo chất lượng sẽ hỏng thanh quản, đây chính là cơ hội để cho rất nhiều mầm bệnh tấn công vòm họng, gây viêm mũi, viêm họng, amidan.