Xử trí dị vật trong tai trẻ

Dị vật trong tai là tình trạng vật lạ (côn trùng, đồ chơi, vật nhỏ…) rơi vào ống tai ngoài gây tổn thương, tắc nghẽn. Đây cũng được xem là cấp cứu tai mũi họng thường xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ. Cha mẹ nên nắm rõ cách lấy dị vật trong tai để có hướng xử trí kịp thời khi cần thiết.

1. Tổng quan

Trong một số trường hợp, trẻ nhỏ có thể sơ ý để côn trùng hoặc vật nhỏ rơi vào trong tai. Phần tiếp nối giữa ống tai ngoài và ống tai xương thường rất hẹp. Dị vật rơi vào tai thường bị mắc kẹt tại vị trí này, gây khó khăn cho việc lấy. Thường các dị vật có thể chưa gây nguy hiểm ngay nhưng nếu sự hoảng loạn và cách lấy dị vật trong tai không đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng, tổn hại nặng hơn.

Nguyên nhân:

  • Trẻ nghịch, chơi đồ chơi và nhét vật lạ vào trong tai (thường là các hạt nhỏ, đồ chơi bằng nhựa, sỏi, hạt bỏng ngô).
  • Phần bông gòn sót lại sau khi lấy ráy tai với bông ngoáy tai.
  • Côn trùng (kiến, muỗi, gián…) chui vào ống tai. Thường phổ biến ở những bệnh nhân trên 10 tuổi.
Một trong những vật dụng dễ rơi vào trong tai trẻ là đồ chơi bằng nhựa

2. Dấu hiệu có dị vật trong tai

Các dấu hiệu nhận biết tình trạng có dị vật trong tai là:

  • Đau tai (trường hợp dị vật gây tổn thương tai hoặc màng nhĩ hoặc gây nhiễm trùng tai).
  • Suy giảm hoặc mất thính lực.
  • Ù tai.
  • Cảm giác nhột, khó chịu khi có con côn trùng chui vào ống tai.
  • Da đỏ, ngứa ngáy hoặc chảy máu trong tai.
  • Chóng mặt.

Nếu có bất kỳ những vấn đề sau đây, cha mẹ nên đưa trẻ tới bác sĩ chuyên khoa để thăm khám:

  • Khi không thể loại bỏ các dị vật dễ dàng.
  • Trẻ bị khó nghe hoặc ù tai;
  • Đau tai nặng.
  • Thấy có mủ hoặc máu từ tai.

Tiêu chuẩn nhập viện:

Phải nhập viện để gây mê lấy dị vật trong tai khi thấy có một trong các tiêu chuẩn sau:

  • Dị vật có cạnh sắc như thủy tinh, kim loại…
  • Dị vật mắc kẹt gây tổn thương màng nhĩ.
  • Dị vật gây tổn thương tiền đình (gây nôn ói, chóng mặt, rung giật nhãn cầu).
  • Dị vật mắc kẹt gây chảy máu tai.
  • Đau tai dữ dội.
  • Trẻ không hợp tác.
Ù tai là triệu chứng thường gặp ở trẻ có dị vật trong tai

3. Kỹ thuật lấy dị vật trong tai

Nguyên tắc xử trí dị vật trong tai còn phụ thuộc vào loại dị vật và độ sâu của dị vật mắc kẹt trong tai. Cách lấy dị vật trong tai đối với mức độ nhẹ:

Khi dị vật là côn trùng:

  • Tắt hết đèn, đi vào chỗ tối dùng đèn pin soi vào bên tai đau, côn trùng thấy sáng sẽ bay ra.
  • Hoặc nhỏ nước oxy già hoặc nước ấm vào tai, chờ cho côn trùng không động đậy thì nghiêng bên tai đau, côn trùng sẽ theo nước trôi ra.

Khi dị vật là đồ chơi, vật nhỏ:

  • Cho trẻ nghiêng đầu về phía bên tai bị đau.
  • Dùng 1 ống nhựa có đường kính gần bằng với lỗ tai đặt sát vào lỗ tai rồi dùng miệng hút ra. Hoặc dùng nhíp nhẹ nhàng gắp ra nếu dị vật mắc kẹt ở chỗ nông (Cẩn thận khi áp dụng, tránh đẩy dị vật vào sâu trong tai).
  • Nếu những cách trên không hút dị vật trong tai ra được thì cần đưa trẻ tới cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng để xử lý. Về cơ bản, quy trình hút dị vật trong tai mức độ nặng hơn sẽ được thực hiện như sau:

Đầu tiên bác sĩ sẽ sử dụng đèn soi tai (kính soi tai) để nhìn vào bên trong ống tai để xác định loại dị vật, tình trạng mắc kẹt và kiểm tra xem màng nhĩ có bị chấn thương hay nhiễm trùng không. Nếu tình trạng nghiêm trọng có thể cân nhắc gây mê toàn thân để hút dị vật trong tai ra (nếu trẻ không hợp tác).

Nếu dị vật trong tai là côn trùng sống bị mắc kẹt:

  • Làm chết côn trùng trước bằng cách nhỏ dầu thực vật, oxy già hoặc nước ấm vào tai để gây ngạt côn trùng.
  • Sau đó dùng kính soi kết hợp dụng cụ vi phẫu tai để lấy dị vật trong tai ra.
Trẻ có thể cần gây mê toàn thân để lấy dị vật trong tai

Nếu là loại dị vật khác (đồ chơi, vật nhỏ, tăm bông…):

  • Dùng ống tiêm đẩy Natriclorua 0,9% bơm vào ống tai đẩy dị vật ra.
  • Hoặc dùng kẹp cẩn thận gắp hết dị vật ra.

Sau thủ thuật bệnh nhân có thể sử dụng thuốc giảm đau Paracetamol 10mg/kg/lần. Nếu thấy có nhiễm khuẩn ống tai ngoài thì bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh liều uống.

4. Phòng ngừa dị vật rơi vào tai

Để ngăn tình trạng dị vật trong tai ở trẻ nhỏ, cha mẹ nên áp dụng các biện pháp:

  • Lưu ý đến trẻ em khi trẻ đang chơi, cầm, nắm với các vật nhỏ.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp với những vật quá nhỏ, dễ mắc kẹt.
  • Hạn chế dùng khăn giấy, bông gạc hoặc dụng cụ nhỏ để làm sạch ống tai trẻ.

Trẻ cần cung cấp đủ lượng kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein… Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,… Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,… giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.