Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hay cụ thể hơn kỹ thuật viên chụp X – quang là “mắt xích” không thể thiếu trong hệ thống y tế. Vì những đóng góp quan trọng trong việc phát hiện và điều trị bệnh của bác sĩ nên hất hết tất cả các bệnh viện lớn nhỏ, cơ sở phòng khám, trung tâm chăm sóc sức khỏe… đều cần có nhân sự ở vị trí này. Tuy nhiên, do công tác đào tạo kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh còn rất hạn chế “cung không đủ cầu” khiến cho tình trạng thiếu hụt trở lên trầm trọng hơn bao giờ hết.
Chẩn đoán hình ảnh là gì?
Muốn hiểu được vai trò của kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh trong công tác điều trị bệnh. Chúng ta cần định nghĩa xem chẩn đoán hình ảnh trong y học là gì? Có thể hiểu đơn giản, chẩn đoán hình ảnh là chuyên ngành y khoa vô cùng quan trọng, sử dụng các kỹ thuật hình ảnh như: chụp X-quang, siêu âm, chụp CT cắt lớp vi tính, MRI cộng
hưởng từ… thông qua việc đó bác sĩ sẽ thấy được hình thái, chức năng các cấu trúc bên trong cơ thể người. Từ những hình ảnh được ghi nhận lại sẽ là cơ sở quan trọng giúp bác sĩ tìm bệnh và điều trị hiệu quả hơn.
Nhờ đó mà hạn chế được các thủ thuật điều trị không cần thiết (nếu bệnh được phát hiện sớm). Chính vì thế, chẩn đoán hình ảnh đã tham gia tuyến đầu của công tác chăm sóc sức khỏe cho mọi người.
Kỹ thuật viên X-Quang nghề “làm bạn” với máy móc
Những người chọn học kỹ thuật viên X – quang hay rộng hơn là học kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh cần có xác định rõ ràng rằng: Đây không phải là nghề mang lại danh tiếng, thu nhập không thể so sánh được với các bộ phận khác như Bác sĩ, điều dưỡng viên, Dược sĩ… Điều an ủi duy nhất của họ, những người mà hàng ngày tiếp xúc với tia phóng xạ là được hưởng chế độ độc hại theo quy định của Nhà nước, được nghỉ sớm hơn các khoa khác một tiếng.
Không ít những kỹ thuật viên chụp X-Quang sau khi kết thúc giờ làm lại nhanh chóng nhận trực ca đêm cho bệnh nhân cấp cứu. Họ được đào tạo để tạo ra hình ảnh của các bộ phận trong cơ thể bằng kỹ thuật X-Quang hoặc các kỹ thuật khác như: chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ, siêu âm, ghi hình đồng vị phóng xạ… giúp các Bác sĩ chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất.
Trong một số trường hợp đặc biệt thì những người kỹ thuật viên X-Quang còn trợ giúp các Bác sĩ chuyên ngành để thực hiện các kỹ thuật hình ảnh can thiệp đảm bảo sự chính xác và an toàn phóng xạ phục vụ cho điều trị của người bệnh.
Đối với kỹ thuật viên chụp X-Quang nói riêng và kỹ thuật viên chẩn hình ảnh nói chung không những phải có đạo đức nghệ nghiệp tốt mà cần phải có khả năng làm việc độc lập, kỹ năng làm việc theo nhóm và luôn luôn mong muốn nâng cao kiến thức của mình bằng việc tự học.
Các công việc của một kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh
Mỗi bệnh nhân sau khi được chữa khỏi bệnh thì Bác sĩ, Điều dưỡng viên nhận được vô vàn những “lời cảm ơn” và được “kể công lao” nhiều nhất. Tuy nhiên, ít người hiểu được rằng để có được thành công đó là sự góp sức của rất nhiều người. Tiêu biểu có thể kể đến các kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh với đóng góp thầm lặng.
Nhiệm vụ của kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh được quy định tại: Mục 70 Phần II Quy chế bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT, cụ thể:
Dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa và kỹ thuật viên trưởng khoa, kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh có nhiệm vụ sau:
- Điều khiển máy chiếu, chụp, rửa phim X- quang theo sự phân công của trưởng khoa
- Đối chiếu giấy yêu cầu chẩn đoán của bác sĩ điều trị với người bệnh để thực hiện đúng yêu cầu và đảm bảo kỹ thuật
- Trên phim ảnh phải ghi rõ và đầy đủ họ tên, tuổi, ngày, tháng, năm thực hiện kỹ thuật, ký hiệu, vị trí chính xác phải, trái của cơ thể người bệnh.
- Phải ghi kết quả chiếu chụp vào sổ lưu trữ và chuyển kết quả đến các khoa lâm sàng. Gặp trường hợp chụp chưa đạt yêu cầu hoặc nghi ngờ phải báo cáo ngay trưởng khoa hoặc kỹ thuật viên trưởng khoa giải quyết
- Lĩnh và bảo quản các dụng cụ, hóa chất phim ảnh theo sự phân công
- Học tập nâng cao trình độ chuyên môn ngoại ngữ, tham gia nghiên cứu khoa học
- Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác theo sự phân công của trưởng khoa và kỹ thuật viên trưởng khoa.
Thực hiện các công việc liên quan khác như:
- Chế độ bảo dưỡng máy thường xuyên và định kỳ theo quy định. Khi có sự cố phải ngừng máy, không được tự động sửa chữa, phải báo ngay cho kỹ thuật viên trưởng khoa và trưởng khoa.
- Khi sửa chữa máy phải luôn có mặt cùng thợ sửa chữa
- Trong lúc vận hành máy phải mang đầy đủ phương tiện phòng hộ theo pháp lệnh an toàn kiểm soát bức xạ
- Tuyệt đối không được bỏ vị trí làm việc khi máy đang hoạt động
- Thực hiện các quy định hiện hành về thời gian làm việc bồi dưỡng và nghỉ ngơi.
Những lo lắng khi học kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh
Không học kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh vì lo lắng bị ảnh hưởng đến sức khỏe
Trước đây, rất nhiều người không muốn học kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh Y học vì học ngành này tiếp xúc nhiều với tia X, quét CT và chụp hình ảnh y học hạt nhân bao gồm PET/CT và PET/MRI khiến cho người học ngành Kỹ thuật hình ảnh Y học có khả năng phơi nhiễm các bức độ bức xạ. Tuy nhiên, hiện nay, công nghệ hình ảnh y khoa đã tiến bộ vượt bậc, đã làm giảm đáng kể mức độ phơi nhiễm bức xạ xuống mức thấp nhất có thể trong quá trình vận hành các thiết bị kỹ thuật hình ảnh y tế.
Không xin được việc làm
Đó là những lo lắng vô căn cứ. Bởi, ngày nay kinh tế xã hội được cải thiện, người dân có điều kiện kinh tế muốn sử dụng những dịch vụ chẩn đoán bệnh có độ chính xác cao. Họ sẵn sàng chi tiền để sử dụng dịch vụ chụp hình ảnh y khoa như: Siêu âm, X quang, CT, MRI… Đây chính là nguồn thu lớn cho các cơ sở khám chữa bệnh từ hoạt động thu tiền viện phí.
Do vậy, các cơ sở khám chữa bệnh lớn, nhỏ dù là cơ sở công hay tư nhân đều trên cuộc đua về trang thiết bị kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh Y khoa. Việc sử dụng máy móc hình ảnh y học hỗ trợ chẩn đoán bệnh cần phải có một đội ngũ kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh thành thạo các loại máy móc, thiết bị. Đây chính là nhu cầu thúc đẩy việc học kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh, kỹ thuật viên chụp X – quang ngày càng tăng cao.