Cập nhật những thông tin mới nhất về ngành học Y sĩ

Học Y sĩ đang là một trong những ngành nghề hấp dẫn thuộc lĩnh vực y khoa. Với những tiềm năng dễ nhận thấy trong thời gian gần đây, ngành học học này đã và đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ phía cộng đồng. Để có cái nhìn bao quát hơn trước khi quyết định có nên học y sỹ hay không? Mời các bạn tham khảo những nội dung được tổng hợp trong bài viết dưới đây ngay nhéNhững thắc mắc thường gặp liên quan đến tên gọi Y sĩ.

Y sĩ là gì? Tại sao lại gọi là y sĩ?

Y sỹ thực chất là cách dùng chung cho các trường, các cơ sở đào tạo ngành học Y sỹ. Sau khi học xong, người học được cấp bằng tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp với chức danh Y sỹ.

Nhiệm vụ của một y sĩ trong hệ thống y tế là gì?

Được coi là cánh tay đắc lực của các bác sĩ trong quá trình thăm khám và chữa trị bệnh tật cho bệnh nhân. Thực tế nhận thấy, tại các cơ sở y khoa hay văn phòng bác sĩ luôn bận rộn với việc thăm khám khiến cho các bác sĩ không có thời gian để thực hiện các công việc khác liên quan. Chính vì vậy, bác sĩ cần có ít nhất một người giúp cho mọi thứ đi vào trật tự và san sẻ bớt một phần khối lượng công việc hàng ngày. Đây là lý do tại sao, ngành học y sĩ ngày càng thu hút các bạn trẻ đến vậy.

Cụ thể, Y sĩ có trách nhiệm giải quyết các nhiệm vụ hành chính văn phòng, trả lời các cuộc điện thoại hàng ngày, cập nhật thông tin bệnh nhân và các cuộc hẹn…đó chỉ là một phần trong những trách nhiệm của một người y sĩ . Ngoài ra, y sĩ còn có nhiệm vụ theo dõi những gì xảy ra trong khu vực làm việc và xử lý các tình huống xảy ra hàng ngày trong văn phòng y tế .

Y sĩ phân thành 2 cấp độ đó là: y sĩ chưa được cấp phép hành nghề và y sĩ đã đăng ký hành nghề. Vơi các y sĩ chưa đăng ký thì bắt buộc phải làm việc dưới sự giám sát liên tục của bác sĩ, điều dưỡng. Và công việc của họ cũng ở mức đơn giản đó là làm các nhiệm vụ hành chính văn thư là chính ( làm hồ sơ xuất nhập viện cho bệnh nhân, gọi điện thoại, lên cuộc hẹn, thăm hỏi tình hình sức khỏe bệnh nhân,…).

Với y sĩ đã được cấp phép hành nghề nhiệm vụ sẽ cao hơn chú trọng chuyên môn lâm sàng nhiều hơn như: đo chỉ số sinh tồn, tiến hành các tiểu phẫu, thực hiện quá trình lấy máu bệnh nhân cho các xét nghiệm trong một số trường hợp y sĩ có giấy phép đăng ký được phép thực hiện các xét nghiệm chuẩn đoán điện tâm đồ cho bệnh nhân.

Học Y sĩ có mở được phòng mạch không?

Sau khi học y sĩ có mở được phòng khám không luôn là chủ đề “ nóng hổi” được nhiều người quan tâm. Đặc biệt là những em học sinh mới tốt nghiệp cấp 3 và đang loay hoay trong việc xác định hướng đi nghề nghiệp trong tương lai.

Y sĩ được phép mở phòng chẩn trị Y học cổ truyền với Y sĩ Y học cổ truyền, cơ sở dịch vụ tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp hoặc cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà với người tốt nghiệp Y sĩ đa khoa và phải có chứng chỉ hành nghề.

Dù là làm việc trong nhà nước hay tư nhân thì mỗi Y sỹ đều nên có chứng chỉ hành nghề để được công nhận hợp pháp làm việc trong hệ thống y tế. Hơn nữa, chứng chỉ hành nghề còn là điều kiện giúp các Y sĩ trong thi học lên cấp cao hơn (Ví dụ như Bác sĩ hoặc Cử nhân Điều Dưỡng).

Học y sĩ có cần liên thông lên cao đẳng y sĩ trước khi học tiếp để trở thành bác sĩ hay không?

Riêng đối với ngành học y sĩ không có hệ cao đẳng y sĩ. Chính vì vậy, người học không cần phải liên thông từ trung cấp lên cao đẳng y sĩ mà chỉ có thể thi trực tiếp đại học để trở thành bác sĩ. Nếu không thi được đại học ngay, một lựa chọn khác cũng tối ưu không kém cho những người có đam mê và ước mơ trở thành bác sĩ.

Bằng việc học Trung cấp chuyên nghiệp (Y sĩ) sau đó liên thông thẳng lên bác sĩ đa khoa hoặc liên thông lên đại học y tế cộng đồng khi có bằng y sĩ cộng thêm chứng chỉ hành nghề.

Từ năm 2021, Bộ Y tế quyết định “ khải tử” bằng y sĩ và những người chỉ có bằng y sĩ không được phép làm việc tại các cơ sở y tế công của nhà nước. Vì vậy, việc học liên thông chính là con đường phù hợp nhất để bạn được công nhận và cống hiến cho công việc. Tuy nhiên, nếu không làm việc tại các đơn vị nhà nước, y sĩ vẫn có thể tìm kiếm cơ hội làm việc tại các phòng khám tư nhỏ hoặc làm việc chăm sóc sức khỏe đơn giản tại nhà.

Đừng nhầm lẫn Y sĩ và điều dưỡng

Hiện nay, nhiều người vẫn hay dùng chung cụm từ “Y tá” để gọi người làm việc Điều dưỡng hoặc người Y sỹ, họ không biết y tá là các gọi cũ của Điều dưỡng. Và có lẽ nhiều người vẫn nhầm tưởng Y sĩ và Điều dưỡng là một mà không biết được sự khác nhau của hai công việc này.

Y sĩ  là gì? Y sĩ là những người làm các công việc thiên về bệnh học, bệnh lý của người bệnh để có phương pháp điều trị tốt nhất. Tại nơi làm việc Y sĩ có thể thực hiện được việc thăm khám và chữa một số bệnh hay chứng bệnh thông thường, phát hiện sớm và xử trí ban đầu các trường hợp cấp cứu.

Chuyển tuyến cho bệnh nhân kịp thời khi bệnh vượt quá quy định và khả năng giải quyết ở tuyến y tế cơ sở. Bên cạnh đó, y sĩ còn có trách nhiệm tổ chức quản lý và thực hiện các chương trình y tế quốc gia, tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể phát hiện dịch bệnh sớm để lập kế hoạch phòng bệnh và chống dịch. Trong việc chăm sóc bệnh nhân tại nhà và cộng đồng được thực hiện một số thủ thuật theo quy định của Bộ Y tế. Đồng thời vận động cộng đồng cùng tham gia giải quyết những vấn đề sức khỏe.

Trong khi đó, điều dưỡng viên lại làm việc trên một phạm trù khác. Vị trí làm việc của điều dưỡng viên thiên về khả năng chăm sóc và phục hồi sức khỏe cho người bệnh từ thể chất đến tinh thần. Người điều dưỡng phải thành thạo các kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng cơ bản và thực hiện được một số kỹ thuật điều dưỡng phức tạp của chuyên khoa theo sự phân công của điều dưỡng trưởng.

Ngoài ra, điều dưỡng viên còn phải tham gia, tổ chức và đào tạo cán bộ điều dưỡng, các nhân viên y tế, liên tục đào tạo cho mình và cho người khác để cùng hoàn thiện. Không chỉ phát triển những cách chăm sóc theo kỹ thuật tiên tiến mà còn áp dụng Y học cổ truyền trong công tác phòng và chữa bệnh.